Chắc hẳn ai cũng đều biết thành Cổ Loa các câu chuyện về thần Kim Quy, Nỏ thần hay chuyện tình Mỵ Châu – Trọng Thủy. Ngoài ra, thành Cổ Loa còn được biết đến là công trình quân sự độc đáo và hoàn hảo của người Việt cổ.
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội 18km về phía bắc nên di tích thành Cổ Loa là một trong những điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương và của nhà nước Vạn Xuân, thời Ngô Quyền.
Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Hoặc có thể đi xe bus tuyến 46 từ bến xe Mỹ Đình đến Cổ Loa.
Từ xưa, người Việt cổ đã lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các gò, đắp thêm đất cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía bên ngoài. Đất, đá và gốm vỡ là những chất liệu chủ yếu dùng để xây thành.Giữa 2 lớp đất và đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, ở chân thành và rìa thành được rải nhiều nhất để chống sạt lở.
Bản đồ thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa xưa được xây dựng kiểu trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên hiện tại thấy chỉ còn 3 vòng.
Cả ba lớp thành trên đều được nối liền bằng một cửa lớn gọi là Loa Khẩu ở phía Đông Nam.
>> Xem thêm dịch vụ khác: Dich vu cho thue xe ngay co lai
Đền được xây dựng từ năm 1687, đời vua Lê Hi Tông. Đền nằm trên một gò đất cao hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, phía dưới còn có hai hố tròn gọi là mắt rồng. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng, hai con ngựa hồng – bạch, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ,vải,…Đôi rồng đá được trạm trổ điêu khắc vô cùng tinh xảo mang đậm lối kiến trúc của nhà Lê đặt trước cửa đền.
Đền thờ vua An Dương Vương
Cao Lỗ là một nhân vật quan trọng trong lịch sử. Ông là một vị tướng tài dưới trướng An Dương Vương, người đã tạo ra nỏ liên châu bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Cũng chính ông là người chỉ huy xây dựng thành Cổ Loa lịch sử. Nhớ đến công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ và đặt bức từng ông ở giữa 1 cái hồ nước.
Tượng công chúa Mỵ Châu
Am thờ nằm ngay sau cây đa nghìn tuổi, to lớn tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng. Trong am có một bức tượng Mỵ Châu không đầu. Tương truyền kể rằng, sau khi chết Mỵ Châu hóa thành hòn đá to rồi trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân làng đã khiêng về, nhưng đến đúng vị trị am thờ hiện tại thì bị đứt chão nên người dân đã lập am thờ tại đây.
>> Xem thêm bài viết liên quan: Thám hiểm hang động pha lê lớn nhất thế giới